Củ tam thất là 1 loại dược liệu quý hiếm của Việt Nam, có giá trị to lớn đối với sức khỏe. Cùng AnnamShop tìm hiểu tác dụng củ tam thất bắc, tam thất hoang, và cách ngâm rượu củ tam thất và 1 số cách sử dụng khác.
Củ tam thất là gì?
Cây tam thất là cây lâu năm thân nhỏ mọc đứng, có chiều cao khoảng 30 – 60cm, vỏ cây không có lông. Tên khác của tam thất bắc: Sâm tam thất, nhân sâm tam thất, Kim bất hoán. Ý nghĩa của tam thất được giải thích như sau:
- Trong sách “Bản thảo cương mục” có ghi chép: Vì cây có 3 lá ở bên trái, 4 lá ở bên phải do đó có tên tam thất.
- Một cách giải thích khác: Tam = 3 có ý nói từ lúc gieo đến khi ra hoa mất 3 năm. Thất = 7, ý nói từ lúc gieo đến khi thu hoạch khoảng 7 năm.
- Có người lại nói: Vì lá tam thất có từ 3 đến 7 lá chét.
Tam thất hiện nay có nhiều loại nhưng chúng tôi thấy 3 loại tam thất sau đây là phổ biến và được mọi người tìm hiểu nhiều nhất.
Củ Tam Thất Bắc
Cây tam thất Bắc là thảo dược đông y quý có chung họ hàng với nhân sâm, tên khoa học là Panax Notogingseng (Bark.) F.H. Chen. Và cây tam thất này có nhiều tên gọi khác nhau như Kim bất hoán, thổ sâm hay Sâm tam thất.
Thường được trồng tại những khu vực núi cao trên 1.500m với có khí hậu mát mẻ như Cao Bằng, vùng núi Lào Cai, Hà Giang, Sapa…
Thành phần hoạt chất trong củ tam thất bắc
- Tam thất bắc còn chứa rất nhiều hoạt chất khác như hợp chất có nhân Sterol, acid amin, các nguyên tố Fe, Ca,… có tác dụng cầm máu, tiêu ứ huyết, tiêu sưng
- Flavonoid là thành phần thứ 2 rất quan trọng góp mặt trong tam thất. Có tác dụng tăng cường sức đề kháng, làm chậm quá trình lão hóa tế bào, giảm đau giảm viêm
- Saponin là hoạt chất quan trọng trong tam thất có tác dụng tiêu sưng, giảm đau. Saponin sản xuất ra 1 hợp chất hoạt động ginsenosides tác động tới hệ thần kinh, hệ miễn dịch, hệ nội tiết, có tác dụng khác nhau lên từng cơ quan bộ phận của cơ thể. Nhờ đó, saponin trong tam thất giúp cơ thể chống viêm, chống lại quá trình oxi hóa tế bào, phòng ngừa Ung thư
Cây Tam Thất Hoang – Tam Thất Rừng
Cây tam thất hoang còn có các tên gọi: củ tam thất rừng, tam thất vũ diệp, tam thất lá xẻ hay trúc tiết nhân sâm, sâm vũ diệp,
Tam thất hoang có tên khoa học là Panax Bipinnatifidus Seem, thực vật thuộc chi Sâm có đặc điểm sinh thái gần giống Sâm Ngọc Linh
Các dạng bào chế sử dụng
Tùy theo mục đích sử dụng mà củ tam thất được bào chế theo từng dạng khác nhau.
- Thuốc bột
- Thuốc sắc
- Giã đắp hoặc rắc thuốc bột ngoài da
- Chè hãm
- Cao uống
Củ tam thất có tác dụng gì, củ tam thất bắc chữa trị được bệnh gì?
Tam thất là một trong những dược liệu có tác dụng rất tốt cho sức khỏe nên với người xưa, nhất là trong nhà có phụ nữ thì củ tam thất thường được quý hơn vàng . Tam thất có vị ngọt hơi đắng, mang tính ôn, vào Kinh, Can, Vị, Tâm, Phế, Đại tràng.
Tác dụng của củ tam thất bắc trong đông y
Trong Đông y, củ tam thất bắc có tác dụng:
- Để chữa các chứng bệnh như ói ra máu, ho ra máu, chảy máu cam, chảy máu ở các khiếu như mắt, tai…
- Băng huyết, rong huyết, rong kinh, hoa mắt chóng mặt ở phụ nữ sau khi sinh đẻ
- Giúp đẩy sản dịch, huyết hôi không thoát ra được ở phụ nữ
- Tụ máu hay xuất huyết do trật đả, đau do viêm tấy sưng nề
- Hoá ứ, cầm máu, giúp tiêu thũng, giảm đau.
- Tác dụng bổ khí huyết, (dùng chín) dùng chữa tất cả các chứng bệnh xuất huyết, chữa bệnh đi tiểu ra máu, dùng khi ngã đau sưng bầm tím.
- Củ tam thất chữa bệnh xuất huyết đại tràng.
- Chữa đau tức ngực, chữa bệnh nôn ra máu, u bướu, huyết ứ, đi ngoài ra máu, chảy máu cam, bế kinh, thống kinh hay sản hậu huyết hư gây đau bụng.
- Dùng để các loại mụn nhọt sưng đau, người khí huyết lưỡng hư,…
- Củ tam thất chữa và phòng trị bệnh mạch vành, chữa và phòng bệnh đau thắt ngực, thấp tim, đau thắt lưng.
- Chữa bệnh chóng mặt do thiếu máu hay bệnh bạch cầu cấp và mạn tính
Trong y học hiện đại, củ tam thất có tác dụng gì?
Theo y học hiện đại, uống tam thất mang đến những hiệu quả lớn như:
- Tăng sức khỏe giúp cơ thể khỏe mạnh
- Dịch trong rễ, thân, lá của tam thất có tác dụng cầm máu, giảm đau rõ rệt
- Tiêu máu ứ xảy ra do bị chấn thương, va đập gây bầm tím ở phần mềm
- Giãn mạch ngoại biên mà không gây ảnh hưởng đến huyết áp và hệ thần kinh trung ương
- Điều hòa hệ thống miễn dịch, kích thích chuyển dạng lympho bào ở mức độ nhẹ
- Trong dịch chiết rễ tam thất có tác dụng gây hưng phấn thần kinh, từ đó giúp kích thích tâm thần, cải thiện khả năng ghi nhớ, chống căng thẳng
- Tăng lưu lượng máu động mạch vành, bảo vệ cơ tim, tránh thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp tim
- Tránh hạ huyết áp, bảo vệ tế bào gan, hạ mỡ máu
- Chống oxy hóa từ đó giúp đẩy chậm quá trình lão hóa
- Panacrin có tác dụng hạn chế sự di căn của những tế bào gây ung thư
- Giúp kháng khuẩn và virus
- Điều trị cho người hay bị ra mồ hôi trộm, lao động quá sức.
Công dụng tam thất hoang
Ngoài những công dụng kể trên thì tác dụng của củ tam thất hoang không khác gì tam thất bắc. Tuy nhiên, tam thất rừng có hàm lượng dược tính cao, vì thế sẽ mang lại hiệu quả cao trong chăm sóc sức khỏe.
Dưới đây là 1 số tác dụng của củ tam thất hoang:
- Tam thất hoang có công dụng nâng cao sức đề kháng
- Ngoài ra, tam thất hoang hiệu quả cho người thường làm việc bằng đầu óc. Giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi
- Loại dược liệu này còn giúp ngăn lão hóa, tăng cường chức năng tim mạch, bảo vệ gan rất tốt
Cách sử dụng củ tam thất bắc phổ biến
- Củ tam thất phơi khô, sau đó tán bột dùng chung với mật ong hoặc pha nước uống
- Hầm tam thất với thịt gà để bổ sung sức đề kháng trong các trường hơp thiếu máu, suy nhược cơ thể và phụ nữ sau đẻ.
- Giã đắp hoặc rắc bột để cầm máu. Lá và thân cây cũng được dùng để hãm trà tam thất hoặc nấu cao uống.
Thời gian uống tốt nhất là buổi sáng khi bụng đói. Không nên dùng buổi tối sẽ gây khó ngủ. Trường hợp bị đau dạ dày, nên uống sau ăn khoảng 30p
Giá củ tam thất khô bao nhiêu tiền 1kg?
Giá củ tam thất khô trên thị trường hiện nay thường tính theo size hay số lượng củ/kg. Củ nhỏ thì giá thấp và củ to đắt hơn.
Giá củ tam thất khô bao nhiêu tiền 1 kg dao động từ 200.000đ cho tới 2.200.000đ (tuỳ theo nhiều hay ít củ trong một lạng và là tam thất bắc hay nam). Hãy xem kỹ để tránh mua phải củ tam thất ghép hay củ có chứa chì bên trong…
Cây tam thất từ lâu đã được con người sử dụng để làm dược liệu chữa bệnh, mỗi bộ phận của cây như củ tam thất, hoa tam thất, nụ hoa tam thất đều mang những tác dụng riêng.
Vậy củ tam thất có những loại nào, tác dụng và đặc điểm của chúng ra sao? Cũng như củ tam thất loại nào tốt, củ tam thất có ngâm rượu được không và khi ngâm rượu có tác dụng gì?
Đối tượng nên sử dụng củ tam thất
- Các bệnh nhân đang suy giảm chức năng về tim, người bệnh tim, mạch vành, hở van tim,..
- Phụ nữ sau sinh
- Người bị chấn thương tụ máu bầm
- Người mắc bệnh thấp tim
- Phụ nữ bị rong kinh, băng huyết
- Người mắc bệnh bạch cầu, thiếu máu
- Người suy giảm chức năng sinh lý (bao gồm cả nam và nữ)
- Người suy nhược, gầy gò ốm yếu.
Trường hợp không nên sử dụng tam thất
Là loại dược liệu mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, cần phải lưu ý 1 số trường hợp sau không nên sử dụng loại này:
- Khi bị cảm nóng hoặc cảm mạo phong nhiệt: gây nóng thêm cho bệnh nhân.
- Trong thời gian có kinh nguyệt: củ tam thất sẽ làm tăng lưu thông máu và loại bỏ huyết ứ nên sẽ làm máu ra nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu bị ứ huyết khiến kinh nguyệt không đều thì sử dụng dược liệu này lại giúp điều hòa kinh nguyệt.
- Phụ nữ có thai: dễ gây động thai, sảy thay vì khả năng thúc đẩy tuần hoàn của nó. Tuy nhiên, phụ nữ mới sinh mất máu nhiều thì nên dùng tam thất giúp bổ máu, loại bỏ ứ huyết, cầm máu; ngoài ra còn cải thiện vóc dáng cho người mẹ.
- Dị ứng củ tam thất hoặc các thành phần dược liệu chứa trong củ: không nên dùng.
- Không nên lạm dụng
- Không nên sử dụng tam thất cùng với đậu tằm, cá, hải sản, cá loại thực phẩm cay, lạnh và chua vì nó sẽ làm giảm hấp thu hoạt chất của củ tam thất
- Nên tham khảo ý kiến bác sỹ hoặc người có chuyên môn cao trước khi sử dụng để có liệu trình sử dụng phù hợp.
Một số bài thuốc có chứa cây tam thất
1. Bị băng huyết: mỗi lần 8g bột tam thất uống với nước cơm
2. Cải thiện thiếu máu hoặc huyết hư sau sinh: pha 6g bột tam thất với nước ấm để uống hoặc đem tần với gà non ăn.
3. Điều trị chảy máu hoặc sưng u ở nội tạng, các loại thiếu máu do mất máu nhiều hay do giảm hồng cầu: Mỗi ngày uống 6–12g bột tam thất. Chảy máu cấp thì uống gấp đôi, bệnh mạn tính thì uống kéo dài nhiều ngày.
4. Chữa chảy máu khi bị thương: Lá cây giã nhỏ, vừa uống và vừa đắp bên ngoài.
5. Chữa suy nhược cơ thể ở người cao tuổi và phụ nữ sau khi sinh: Tam thất 12g; sâm bố chính, ích mẫu, mỗi vị 40g; kê huyết đằng 20g; hương phụ 12g. Tán nhỏ, uống mỗi ngày 20g hoặc có thể sắc uống với liều thích hợp.
6. Chữa viêm gan thể cấp tính nặng: Tam thất 12g; nhân trần 40g; hoàng bá 20g; huyền sâm, thiên môn, bồ công anh, mạch môn, thạch hộc, mỗi vị 12g; xương bồ 8g. Sắc uống ngày một thang.
7. Chữa tiểu ra máu do viêm nhiễm cấp tính đường tiết niệu: Tam thất 4g; lá tre, cỏ nhọ nồi, kim ngân, mỗi vị 16g; sinh địa, cam thảo đất, mộc hương, mỗi vị 12g. Sắc uống mỗi ngày một thang.
8. Chữa rong huyết do huyết ứ: Tam thất 4g; ngải diệp, ô tặc cốt, long cốt, mẫu lệ, mỗi vị 12g; đương quy, xuyên khung, đan bì, đan sâm, mỗi vị 8g; mộc dược, ngũ linh chi, mỗi vị 4g. Đem sắc uống mỗi ngày một thang.
Củ tam thất có tốt cho bà bầu không?
Phụ nữ có thai cần cẩn thận khi dùng vì nó có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi và gây sẩy thai. Người huyết nhiệt cũng không nên dùng.
Củ tam thất có ngâm rượu được không, có tác dụng gì?
Củ tam thất ngâm rượu là 1 trong những cách sử dụng để phát huy hết tác dụng dược liệu. Vị rượu tam thất hơi đắng nhưng khi nhâm nhi một lúc các bạn sẽ cảm thấy ngọt nơi cuống họng.
Và sau khi uống tạo cảm giác ăn ngon miệng hơn. Có 2 cách ngâm rượu củ tam thất chủ yếu là ngâm củ tam thất tươi và ngâm củ khô.
Cách ngâm rượu củ tam thất tươi
- Với loại củ tam thất tươi thì các bạn nên ngâm cả rễ, cứ 1kg củ thì ngâm cùng 4-5 lít rượu 40 độ cho 1 bình thủy tinh.
- Củ tam thất tươi dùng bàn chải cọ rửa sạch và để ráo, sau đó xếp củ vào bình và đổ rượu vào.
- Hoặc cắt củ tam thất làm 2 hay làm 3 ra rồi xếp vào bình thủy tinh ngâm sau đó đổ rượu vào cho nhanh ngấm.
- Đậy kín nắp bình ngâm trong khoảng 2-3 tháng sau đó có thể đem ra sử dụng.
Vì vị rượu tam thất hơi đắng nên các bạn có thể cho thêm 70-100ml mật ong vào để ngâm cùng nhằm giảm vị đắng nếu không uống được ( mật ong có tác dụng giúp nhuận tràng khá tốt ).
Hoặc các bạn dùng rượu nếp cái hoa vàng để thay rượu trắng cũng giảm vị đắng hiệu quả.
Cách ngâm rượu tam thất khô
- Tam thất khô bán ở ngoài thường sẽ không còn nguyên rễ, các bạn có thể ngâm nguyên củ hay xay bột để ngâm.
- Dùng 1kg củ khô ngâm với 9-10 lít rượu là được.
Củ tam thất ngâm rượu có tác dụng gì với sức khỏe?
- Với người thể trạng yếu thì củ tam thất ngâm rượu có tác dụng bồi bổ sức khỏe và nâng cao thể trạng
- Củ tam thất ngâm rượu giúp hỗ trợ điều trị ung thư, giúp thanh lọc, đào thải độc tố, ngăn các khối u phát triển và kéo dài tuổi thọ.
- Sản sinh các kháng thể tăng khả năng miễn dịch
- Bổ huyết và tăng cường lưu thông tuần hoàn máu
- Hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp
- Giúp lưu thông mạch máu não giảm căng thẳng về thần kinh, các chứng suy giảm trí nhớ nhất là cho người cao tuổi
- Chống viêm khớp, chữa thấp khớp, sưng đau khớp, làm khỏe gân cốt, tiêu sưng đau
Tác dụng củ tam thất với mật ong như thế nào?
Tác dụng củ tam thất với mật ong với sức khỏe được xem là hoàn hảo nhất khi phối hợp được hết công dụng của cả hai loại dược liệu.
- Theo Đông Y, thì tam thất mật ong tác dụng khử độc tố bên trong, trị ho khan, đau bụng kinh, trị kiết lỵ, thiếu máu nặng. Dành cho người thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt, khó ngủ và ít ngủ, nhức đầu,…
- Ngoài ra, bài thuốc tam thất với mật ong còn có công dụng hỗ trợ tiêu hóa, táo bón, loét bao tử,..
- Cải thiện tim mạch, tăng cường về lưu thông máu, tăng hệ miễn dịch cơ thể.
- Đặc biệt tam thất và mật ong kết hợp còn có tác dụng cho người hư nhược, ốm yếu, … có hiệu quả tăng cân nhanh chóng.
- Tuy nhiên, không nên sử dụng tam thất mật ong trong thời gian dài tránh bị mụn nhọt, ngứa hay nóng trong người,.. Tùy theo mục đích sử dụng để dừng thuốc đúng lúc và nên hỏi ý kiến của bác sĩ khi cần thiết.
- Không dùng mật ong tam thất cho nữ có thai, trẻ em, người bị bệnh tiêu chảy nặng.
Cách xử lý củ tam thất bị mốc
Nguyên nhân củ tam thất bị mốc là do củ chưa được phơi hay sấy khô hẳn, hoặc có thể bị mốc do thời tiết.
Khi mốc thì bản thân củ tam thất sẽ sản sinh ra độc tố Aflatoxin tích tụ dần nhiều trong cơ thể bạn. Nó gây nên ngộ độc, co giật, ung thư, xơ gan, sưng phổi,hôn mê và tử vong nhanh do phù não, và tim, thận, gan tích mỡ.
Theo kinh nghiệm của Annamshop, các bạn nên bảo quản củ trong ngăn mát tủ lạnh, thỉnh thoảng mang ra ngoài phơi để nấm mốc bay đi.
Nếu bắt đầu xuất hiện mốc, các bạn hãy rửa thật sạch bằng vòi nước áp lực cao và phơi lại để cứu vãn. Tuyệt đối, không được tiếc rẻ sử dụng củ tam thất mốc nhiều. Tránh tình trạng không cải thiện sức khỏe mà còn bị bệnh nặng thêm.
Hãy mua cây tam thất- củ tam thất tại những địa chỉ uy tín để đảm bảo hàng chất lượng, tránh bị làm giả làm nhái, độn chì.
Mua củ tam thất khô, tươi giá tốt chất lượng thì gọi ngay cho Annamshop chúng tôi để được tư vấn và báo giá.
Chọn củ tam thất loại nào tốt?
Củ Tam thất loại tốt được khuyên chọn là những củ giống ốc đá, có màu xám xanh hơi đen hoặc nâu và bóng sáng.
Bên ngoài củ có những vết bám vàng ngang hay các vết lõm, lằn dọc không liên tục nữa. Đầu củ sẽ có nhiều mấu đánh dấu số tuổi của cây.
Thịt củ Tam thất tốt chắc chắn, khó bẻ bằng tay, ruột màu xám xanh và mịn chắc không bị nứt xốp là tốt nhất. Nên chọn loại 6-8 củ/lạng là tốt nhất, loại trung bình 9-15 củ/ 1 lạng. Loại kém hơn 1 lạng > 19 củ.
Cách phân biệt tam thất thật và kém chất lượng
Trên thị trường có bán 1 số loại tam thất với giá rất rẻ. Có thể những loại ấy đã được chiết hết dược chất có trong củ. Bạn có thể dễ dàng nhận biết như:
- Quan sát: Củ đã bị chiết hết dược chất thì củ sẽ bị ọp ẹp.
- Mùi vị: Củ kém chất lượng sẽ ít đắng và không thơm như ban đầu
Mua tam thất bắc ở đâu, địa chỉ bán củ tam thất
Với công dụng của củ tam thất mang lại, củ tam thất hiện nay khá thông dụng trong mỗi gia đình. Chính vì thế, bạn hoàn toàn dễ dàng tìm thấy nơi mua như hiệu thuốc đông y, 1 số siêu thị lớn, cửa hàng bán thảo dược dược liệu.
Và AnnamShop cũng là nơi mà bạn có thể tin tưởng để mua củ tam thất. Liên hệ ngay nếu bạn cần tư vấn: 090.868.0024
Đặc điểm sinh thái của cây tam thất
Đặc điểm sinh thái tam thất bắc
Đây là cây thân thảo sống lâu năm, chiều cao khoảng 40cm. Lá kép dạng mọc vòng, phiến lá có hình mác và đầu lá nhọn, mép lá có răng cưa nhỏ.
Hoa tam thất Bắc hình như chiếc ô và mọc đầu cành có màu xanh nhạt. Hoa đơn tính và hoa lưỡng tính của nó tồn tại song song. Quả mọng, hình thận màu xanh khi chín có màu đỏ đẹp mắt, trong chứa 2 hạt hình cầu.
Củ tam thất Bắc độ dài thường từ 3-5 cm bên ngoài sần sùi nhiều mấu nhỏ ở quanh. Vỏ ngoài khá cứng có màu xám hay xám đen, vân chạy dọc theo thân củ.
Bên trong ruột củ tam thất xám, đặc thịt vị hơi đắng, mùi khá thơm. Rễ Tam thất Bắc là phần chúng ta sử dụng nhiều đường kính ở vào khoảng 1 đến 2 cm thì không có hình dạng cụ thể. Thông thường chúng đạt chiều dài khoảng 1,5 – 4 cm, cứng, cầm nặng tay.
Đặc điểm cây tam thất Nam
Cây thảo không thân rễ dày được bao bởi các vết lá rụng. Phân nhánh có nhiều củ nhỏ cỡ bằng quả trứng chim xếp lại thành hình chuỗi, có các rễ con dạng sợi.
Lá cây màu lục, lục pha nâu hay nâu tím mọc rời tầm 3-5 cái với cuống dài, chỉ xuất hiện sau khi loại cây này ra hoa. Phiến lá thuôn dài, có chóp nhọn mép nguyên và lượn sóng.
Cụm hoa ở phần gốc bên lá; cuống hoa dài tầm khoảng 6-8cm. Phía cuối có lá bắc hình ống để bao lấy hoa.
Hoa tam thất Nam 4-5 cái, có cả lá bắc và lá con dạng màng. Tràng hoa có màu trắng, họng vàng. Bầu hoa nhẵn và chia 3 ô.
Củ Tam thất gừng hình trứng hay thuôn một bên, vỏ củ có màu trắng vàng. Dùng dao cắt vào bên trong ruột có màu trắng ngà, vị cay nóng mùi như gừng.
Đặc điểm tam thất vũ diệp ( cây tam thất hoang)
Củ tam thất rừng là cây thảo sống lâu năm, rễ dài nhiều đốt, có các vết sẹo do thân rụng hằng năm. Thân cây mảnh cao 10-50cm, thường lụi tàn vào mùa khô.
Lá dạng kép chân vịt, mọc vòng cứ 3 cái một, mang 3-7 lá chét dạng mỏng, không lông. Mép lá có răng đôi cạn hoặc sâu tùy thuộc vào dạng thùy.
Hoa ( tháng 7-9) trắng lục xếp cỡ 20-30 cái tạo thành tán đơn trên một trục thân dài 15-20cm ở phần ngọn thân. Quả mọng chín màu đỏ, trong chứa 1-2 hạt.
Trên đây là 1 số thông tin về củ tam thất bắc. Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn biết được củ tam thất trị bệnh gì, tác dụng của tam thất bắc ra sao. Liên hệ hotline để được hỗ trợ thêm: 090 868 0024