Bật mí: tại sao mật ong bị sủi bọt, nổi bọt trắng

Mật ong bị sủi bọt, mật ong lên bọt màu trắng là tình huống chung mà nhiều người đang sử dụng mật ong từng gặp phải. Sau khi mua chai mật ong về sử dụng hay để vậy 1 thời gian thì thấy mật ong có bọt. Vậy liệu mật ong sủi bọt trắng có ảnh hưởng gì đến chất lượng hay không không? Mật ong nổi bọt có phải mật giả, mật ong thật có bọt không hay mật ong thật có ga không sủi lên không? Và làm cách nào để hết bọt, mật ong lên men và mật ong nên đựng vào đâu để bảo quản tốt nhất.

Hiện tượng mật ong sủi bọt trắng có bình thường không?

mật ong bị sủi bọt

Sở dĩ mật ong sủi bọt trắng hay mật ong nổi bọt trắng là do bên trong mật ong có ga dạng bọt khí. Khi được bảo quản ở trong chai hoặc lọ thủy tinh kín, dưới tác động của ngoại lực chúng sẽ dẫn đến hiện tượng mật ong bị sủi bọt.

Như vậy bọt khí trắng là một thành phần của mật ong được tạo ra do phản ứng hóa học và vật lý gây nên, không phải do quá trình mật ong lên men hay mật ong bị hỏng.

Do đó bạn không cần lo ngại hiện tượng mật ong sủi bọt sẽ gây ảnh hưởng chất lượng và sức khỏe người dùng. Mật ong bị sủi bọt trắng nhưng dưỡng chất bên trong vẫn nguyên vẹn, không gây hại hay sản sinh ra các chất độc ảnh hưởng con người khi dùng chữa bệnh, làm đẹp hay bồi bổ sức khỏe.

Mật ong thật có bọt không hay mật ong thật có ga không?

Tất nhiên mật ong thật sẽ có ga và sẽ bị nổi bọt trắng. Ngoài ra, hiện tượng mật ong sủi bọt cũng là một phương pháp giúp các bạn phân biệt được mật ong thật – giả. Vì chỉ có mật ong thiên nhiên, mật ong rừng nguyên chất mới tạo ra nhiều bọt khí.

Vậy đâu là những nguyên nhân trực tiếp làm cho mật ong nổi bọt? Annamshop sẽ giải đáp ở phần tiếp theo.

Tại sao mật ong bị sủi bọt ?

Mật ong sủi bọt trắng được xem là một hiện tượng rất bình thường, dễ gặp mật ong lên bọt khi bạn mua mật về bảo quản ở nhà. Các nguyên nhân gây nên mật ong có bọt là:

Mật ong bị nổi bọt là do mới thu hoạch chưa qua các bước xử lý công nghiệp

Mật ong ngay sau khi thu hoạch thường có rất nhiều bọt khí. Điều này các bạn có thể quan sát bằng mắt thường. Nguyên nhân mật ong tạo bọt là do lượng phấn hoa và sáp ong còn sót bên trong mật gây nên. Trong quá trình mang mật về các bụi phấn hoa hoặc những con nhộng non sẽ dính vào phần ngòi ong và tạo ra nhiều khí ga hay bọt hơn.

Điều này là cơ chế tự nhiên gây ra nên có thể khẳng định phần bọt mật ong không gây ảnh hưởng đến chất lượng mật hay thành phần bên trong. Còn đối với các loại mật ong nguyên chất sau khi qua quá trình xử lý công nghiệp thì rất ít bọt khí hay không có vì nó đã được lọc sạch phấn hoa, sáp ong, tạp chất, nhộng non,…

Một số loại mật ong còn được con người can thiệp bằng cách cân bằng độ đặc và độ ngọt hay cho thêm chất bảo quản. Những điều này vô tình làm giảm một lượng dinh dưỡng đáng kể có trong mật, không tinh quý như lúc ban đầu

Mật ong nổi bọt trắng do quá trình vận chuyển:

Mật ong nổi bọt khí do vận chuyển vì mật chịu tác dụng của ngoại lực như rung, lắc, xóc làm cho các lớp bọt khí tích tụ nhiều ở phía trên chai mật ong. Khi bạn nhận mật từ tay người giao hàng là đã xuất hiện bọt trắng và khí ga sẵn rồi.

Các bạn chỉ cần để một lúc là các bọt trắng sẽ lắng xuống bên dưới và còn ít bám trên phần miệng chai mà thôi.

Mật ong nổi bọt là do thời tiết quá nóng:

Thời tiết nóng, nhiệt độ cao mà đựng chai mật ong vào các chai nhựa thì kiểu gì khi mở chai ra mật đều thấy sẽ có nhiều khí ga trắng trào lên. Đây là hiện tượng tự nhiên hết sức bình thường của mật ong rừng xịn.

Khi thời tiết quá nóng thì không nên đựng mật ong chai quá kín, rót quá đầy sẽ dẫn đến quá trình nén ga. Và sau một thời gian có thể chai mật sẽ tự bung nắp ra.

Mật ong bị sủi bọt do loại hoa mà ong hút mật

Mỗi loại hoa thường có các thành phần dinh dưỡng khác nhau nên tạo bọt khí mức độ khác nhau. Thông thường, mật ong rừng tạo nhiều bọt hơn mật ong nuôi. Tuy nhiên, mật ong rừng vào thời điểm cuối mùa (cuối tháng 5 – tháng 6 Dương Lịch) mật màu đen sậm, có mùi hắc thì tạo bọt khí trắng rất ít.

Mật ong lên bọt phụ thuộc vào lượng nước có trong mật ong cao hơn so với mức trung bình

Thông thường trong mật ong hàm lượng nước trung bình dao động từ 16→ 22% . Nếu dưới 19% thì mật ong không lên men và bảo quản được lâu.

Tuy nhiên nếu vượt quá mức nêu trên thì mật loãng, các phân tử hóa học ngậm nước làm tăng độ dao động giữa các phân tử. Nên khi ngoại lực tác động chúng sẽ dao động nhiều sinh ra nhiều bọt.

Mật ong bị sủi bọt trắng phụ thuộc độ già của mật

Nếu khai thác khi các ổ chứa mật trong tổ chưa bịt kín nắp hay mật non cũng là 1 nguyên nhân tại sao mật ong bị sủi bọt.

Mật ong nên đựng vào đâu thì bảo quản tốt và mật ong bị sủi bọt thì xử lý ra sao?

Mật ong rừng thiên nhiên nguyên chất

Khi thấy mật ong bị sủi bọt các bạn cần xử lý ngay, không mở nắp chai liền mà để yên cho bọt tự tan và lắng xuống. Hoặc cho mật vào ngăn mát tủ lạnh tầm 1 lúc để hạ nhiệt độ mật xuống, sau đó đợi cho tan hết bọt. Tuy nhiên các bạn hạn chế để mật ong trong tủ lạnh lâu vì nó sẽ làm mật kết tinh hay đóng đường.

Mật ong nên đựng vào các bình hay chai thủy tinh là tốt nhất để không khí hoặc hơi nước không ảnh hưởng đến mật ong trong khi bảo quản. Còn khi thu hoạch và vận chuyển nên đựng mật ong vào các chai nhựa không sợ vỡ và an toàn cho mật ong. Nên dùng các chai nhựa chất lượng tốt, đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, không màu và không mùi.

Không dùng các lọ kim loại và gỗ để đựng mật ong vì kim loại phản ứng với mật ong có thể tạo chất độc. Trong khi đó, gỗ sẽ làm cho mật ong bị lây mùi.

Cách làm mật ong hết bọt đơn giản, hiệu quả

Bạn tuyệt đối không nên mở nắp ngay dễ làm mật bị phun trào ra ngoài. Dưới đây là 2 cách làm mật ong hết bọt bạn có thể tham khảo.

1. Tự để mật tan bọt và lắng xuống ở vị trí cố định.

2. Cho mật vào ngăn mát tủ lạnh 1 lúc để nhiệt độ của mật ong giảm xuống, sau đó đợi hết bọt.

Để hạn chế làm mật ong sủi bọt, chúng ta có thể thao khảo 1 số lưu ý sau:

  • Tránh làm rung lắc mật quá nhiều
  • Thường xuyên mở nắp chai để xì gas trong mật ra
  • Không nên rót mật quá đầy chai.
  • Vớt sáp, phấn hoa hay nhộng non lẫn trong mật ra ngoài trước khi đóng nắp bảo quản
  • Bảo quản nơi thoáng mát, thời tiết nóng quá có thể đưa vào ngăn mát tủ lạnh. Lưu ý rằng chỉ bảo quản khi nhiệt độ trong ngày quá cao, tránh để trong tủ lạnh quá lâu thì mật sẽ kết tinh.

Qua bài viết này các bạn đã biết được nguyên nhân tại sao mật ong bị sủi bọt và cách xử lý khi mật ong sủi bọt trắng rồi nhé. Nếu còn vấn đề gì các bạn hãy liên hệ ngay với Annamshop để được hỗ trợ tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc về mật ong, đặt mua mật ong rừng xịn nguyên chất nhé.

>> Xem thêm: Mật ong để được bao lâu, để lâu bị đen có dùng được không?

.
.
.
.